Trong sử sách Trung Hoa , có sáu vị tướng là nổi bật nhất thì một trong số đó là Hàn Tín. Hàn Tín là người vùng Hoài Âm , nước Sở , xuất thân hàn vi Gia cảnh nghèo kém nên nhiều lần đi phải đi xin cơm nhà người ta Ông từng phải chui qua háng người khác nên người đời gọi ông là gã thất phu.

Về sự tích này thì có người nói là do ông bị địa chủ ép bức vì thích tiểu thiếp của lão , nên cho người đến dọa nạt , đòi đánh đập , nếu chui qua háng thì tha.

Cũng có người nói là do ông bị gã bán thịt lợn thách thức , sỉ vả , nói rằng Hàn Tín hay mang theo kiếm , có giỏi thì đánh nhau với hắn , còn không thì chui qua háng hắn.

Chưa cần biết chuyện nào đúng chuyện nào sai , chỉ cần biết Hàn Tín thực sự đã từng chui qua háng người khác , và đó cũng là việc khiến ông gặp nhiều khó khăn sau này

Sau khi Tần Thủy Hoàng Đế qua đời , ông biết rằng thiên hạ sẽ đại loạn nên tìm cách đầu quân cho Hạng Gia

Hạng Gia vốn là quý tộc nước Sở , nhiều đời làm tướng , sau khi Đại Tần đánh bại lục quốc , thống nhất Trung Hoa thì Hạng Gia tức Hạng Lương và cháu là Hạng Vũ đã ở ẩn , tích lũy vàng bạc để sau này khởi nghĩa. Nước Sở cũng có một vị danh tướng là Hạng Yên với câu nói bất hủ trước khi bị quân Tần giết là

“Sở tuy tam hộ
Tần vong tất sở”

Tức nước Sở nay tuy chỉ còn tam hộ , nhưng đại Tần diệt vong ắt sẽ do Sở

Hàn Tín tự nhận bản thân thông minh hơn người , luôn cho rằng mình phải được chức lớn nên tìm cách bày mưu hiến kế cho Hạng Gia nhưng Hạng Lương lẫn Hạng Vũ chỉ chê cười và khinh bỉ , ông nhiều lần bị đánh đòn do phát ngôn bừa bãi trước các tướng lĩnh cấp cao , do đó ông khá là ấm ức và nhiều lần chửi rủa Hạng Vũ ngu muội

Ông từng ngăn cản Hạng Lương đưa quân đánh Chương Hàm vì đó là cãi bẫy nhưng bị Hạng Lương nghĩ rằng ông nhát gan , sợ chết nên mới nói vậy , bỏ mặc ngoài tai rồi chết dưới tay Chương Hàm – Danh tướng nhà Tần thời đó

Trong doanh trại ai cũng biết tới Hàn Tín do ông hay dự đoán trước tình huống tương lai , bảo mọi người phải làm thịt khô trước khi được thông báo hành quân xa , bảo mọi người lấy lá khô làm áo mưa mặc cho trời đang nắng và tất nhiên một hồi sau thì mưa thật

Trương Lương biết Hàn Tín có tài , bèn mời ông về phe Hán tức về dưới trướng Lưu Bang

Năm xưa Sở Hoài Vương đã công cáo thiên hạ , trong hai huynh đệ kết nghĩa Lưu Bang – Hạng Vũ , ai vào Hàm Dương trước sẽ được phong làm Vương

Lưu Bang Tây Tiến , Hạng Vũ Bắc Phạt , cả hai đua nhau tới Hàm Dương để dành hiệu Quan Trung Vương , tức Vương vùng Quan Trung. Nếu con đường của Hạng Vũ đầy hiểm trở và bận đánh Chương Hàm thì Lưu Bang khá là an nhàn vì gần như đi tới đâu là cổng thành mở tới đó đâm ra vượt Hàm Cốc Quan tới Hàm Dương trước , được Vua Tần năm đó là Tử Anh mở cổng xin hàng

Hàn Tín - Chiến thần nước Hán

Lưu Bang đốt sách luật của Đại Tần , phát vàng bạc cho dân chúng trong thành , khiến dân chúng yêu quý ông. Lúc này thì Hạng Vũ đã đánh bại Chương Hàm , chôn sống 20 vạn quân Tần, tay cầm thiên hạ , tiến tới Hàm Dương tính xổ với Lưu Bang , do bị quân Hán chặn ở Hàm Cốc Quan nên Hạng Vũ đã ức chế lại càng thêm tức , cùng Phạm Tăng lập mưu giết Lưu Bang nhưng không thành do tình nghĩa huynh đệ.

Hạng Vũ đuổi Lưu Bang về phía Ba Thục ở Hán Trung , một nơi hiểm trở , nghèo kém rồi phong cho làm Hán Vương

Quay trở lại với Hàn Tín , lúc này do được Trương Lương thuyết phục nên ông tìm cách tới Ba Thục đầu quân cho Hán Vương tức Lưu Bang

Lúc này ông được Hạ Hầu Anh và Tiêu Hà kính nể và tiến cử do binh sách ông viết ra đều rất hay

Hàn Tín nói với Tiêu Hà về 5 đạo làm tướng cần phải có và 10 điều cần phải tránh , nên Tiêu Hà càng kính phục và tiến cử

Lưu Bang thấy Tiêu Hà tiến cử nên xem xét qua binh sách Hàn Tín viết , thấy hay nhưng lại sợ Hàn Tín giống Triệu Quát nên cho làm Đô Úy coi lương

Hàn Tín làm rất tốt nhưng mãi cả tháng trời không thấy Lưu Bang thăng chức cho mình dù cho Hạ Hầu Anh và Tiêu Hà liên tục tiến cử , bèn tự ái rồi bỏ đi

Lúc này Lưu Bang với gia thần mới giữ lại

Hàn Tín đòi làm Đại nguyên soái , thống lĩnh tam quân

Lưu Bang phân vân lắm vì biết rằng rất nhiều người sẽ không phục , đặc biệt là Phàm Khoái nhưng do Tiêu Hà khẩn khoản cầu xin nên đành chấp thuận

Hàn Tín đòi thêm khi ông nhận sắc phong phải làm đàn cao mười trượng , toàn quân thay áo mới , giáp mới

Lưu Bang ngại lắm vì rất tốn kinh phí , các tướng khác thì nhăn mặt cho rằng Hàn Tín quá đáng thì Lã Hậu mới nói cứ làm theo vì đó là cách Hàn Tín lập quân uy

Hàn Tín trước nay chưa bắn một mũi tên , chưa giết một mạng người nên binh lính ai nấy cũng ngạc nhiên lắm khi ông được lên làm đại nguyên soái , các tướng quân khác thì vạn lần không phục , trong đó tiêu biểu là Phàm Khoái

Hàn Tín nhận ấn tước , quyết hứa với Lưu Bang sẽ diệt nước Sở rồi nói ra điểm mạnh và điểm yếu , cách đánh bại Hạng Vũ

Hàn Tín - Chiến thần nước Hán

Lưu Bang thấy có lý , bắt đầu đánh giá cao Hàn Tín , sau này khi biết Trương Lương tiến cử Hàn Tín nhưng Hàn Tín không nói ra để dựa vào thực lực mà thăng tiến càng khiến Lưu Bang trân trọng ông hơn Phạm Tăng biết Hàn Tín là người có tài , bèn bảo Hạng Vũ đề phòng

Hạng Vũ cười lớn kiểu khinh thường Hàn Tín nhưng vì coi trọng Phạm Tăng nên ông bảo Tam Tần tức Chương Hàm ( Ung vương ), Tư Mã Hân ( Tắc vương ) và Đổng Ế ( Địch vương ) cẩn trọng bao vây Ba Thục. Ngày trước để che mắt Tam Tần cũng như Hạng Gia nên ngay khi Lưu Bang vào Thục, Trương Lương cho lính đốt đường sạn đạo để không có đường ra cũng chẳng có đường vào

Hán Tín cho người gấp rút đi sửa đường sạn đạo, vốn mất rất nhiều công sức thời gian, khiến Tam Tần yên trí rằng quân Hán còn lâu mới ra được cửa ải. Nhưng thực ra Hàn Tín dẫn đại quân đi theo đường Trần Thương đi qua huyện Cố Đạo đánh úp Ung Vương là Chương Hàm.

Chương Hàm đón đánh quân Hán ở Trần Thương. Hàn Tín giả thua chạy, sau đó dùng kế hỏa công mai phục đốt Chương Hàm. Ung vương bị thua chạy về, dừng lại đánh đất Hạo Trĩ, lại thua trận, bỏ chạy đến Phế Khâu.

Hán vương đuổi theo, bình định đất đai của Ung vương, đi về đông đến Hàm Dương, lại cho một cánh quân riêng vây Ung vương ở Phế Khâu, còn sai các tướng bình định Lũng Tây, Bắc Địa, Thượng Quận.

Hàn Tín sau đó đánh Phế Khâu, thấy thành kiên cố dễ thủ khó công. Sau khi đi thị sát, ông nói với Tào Tham:

Dưới chân thành, con sông Bạch Thủy chảy vòng quanh từ Tây Bắc sang Ðông Nam, làn nước rất mạnh. Nếu ta dùng bao cát đắp ngang mặt sông, cho nước dâng lên, tràn vào thành, quân địch ắt phải vào bụng cá hết.
Tào Tham theo kế, đem 1000 quân xuống phía nam Phế Khâu lấy bao cát lấp nước, dẫn nước chảy thẳng vào thành. Chương Hàm phải bỏ thành chạy về Đào Lâm.

Hàn Tín lại điều quân đánh Tắc Vương và Địch vương.

Bị đánh bất ngờ, Tư Mã Hân và Đổng Ế đầu hàng. Hàn Tín kéo về đông, Hà Nam vương Thân Dương cũng đầu hàng theo. Hán Vương muốn đánh ngay Hàm Dương, Hàn Tín chủ trương diệt Chương Hàm trước, được Hán Vương đồng ý. Hàn Tín đem quân đánh Đào Lâm, Chương Hàm tự sát, Hàm Dương nghe tin liền đầu hàng. Đến đây thì Tam Tần bị diệt, Quan Trung rơi vào tay Hán Vương.

Sau khi giết Hàn vương Thành, Hạng Vũ cho người thân tín của mình là Trịnh Xương làm Hàn Vương. Hàn vương không chịu đầu hàng Hán. Hàn Tín mang đại quân đánh bại Xương.

Hàn bị đánh bại, Lưu Bang lập người tông thất nước Hàn, đang làm thái uý, cũng tên là Hàn Tín làm Hàn vương, gọi là Hàn vương Tín. Tây Nguỵ vương Báo bèn hàng Hán, cùng hợp binh với Hán đánh Ân. Ân vương Tư Mã Ngang bị bắt sống.

Hàn Tín ở lại giữ Quan Trung, Hán vương cùng các tướng tiếp tục đông tiến, lấy danh nghĩa diệt Sở vì Nghĩa Đế , dụ thêm nước Triệu và nhiều chư hầu hội quân đánh Sở.

Lý do tại sao thì mình xin tóm tắt qua thế này

Năm xưa Sở Hoài Vương được Hạng Gia lập nên , xong được Hạng Vũ phong ngài là Nghĩa Đế , mang danh hiệu trị thiên hạ nhưng thực chất Hạng Vũ chỉ coi ngài là vị vua bù nhìn , sau này Hạng Vũ giết Nghĩa Đế , khiến quần thần tức giận , chư hầu đòi đánh

Lúc đó Tây Sở Bá vương Hạng Vũ đang sa lầy chiến tranh ở nước Tề, chưa diệt được Điền Quảng và Điền Hoành

Hán Vương tức Lưu Bang gom quân chư hầu gần 60 vạn rầm rộ tiến vào chiếm cứ kinh đô nước Sở là Bành Thành. Hạng Vũ tức Tây Sở Bá Vương mang 3 vạn tinh binh trở về đánh tan tành quân Hán ở Bành Thành. Quân Hán tan tác trở về , Lưu Bang gặp nạn nhưng may mắn trốn thoát, vợ con và gia quyến bị bắt giữ

Cũng có chuyện kể rằng lúc này do Hán Tín dỗi Lưu Bang vì thu lại ấn tín khi ông từ chối đánh Bành Thành nên quân Hán mới thua thảm hại vì khinh địch

Lúc này Trương Lương mới tới cầu Hàn Tín cứu Hán Vương

Hàn Tín hỏi rằng tại sao Trương Lương vốn là Đệ nhất mưu sĩ nước Hàn lại nguyện lòng phụng tùng nước Hán như vậy thì Trương Lương chỉ nói là , nay nước Hàn đã quy Hán , thân Trương Lương hiện nay là thần nước Hán , Hán Vương là bậc minh quân nên Trương Lương nguyện lòng vì chủ mà thờ

Thế quân Sở mạnh lên, Hạng Vũ mang quân tây tiến đánh Hán.

Hàn Tín thu binh, họp với Hán Vương ở Huỳnh Dương. Hạng Vũ tiến quân truy đuổi Lưu Bang

Hàn Tín bắt đầu chế tạo các chiến xa phỏng theo các chiến xa của Sở Quốc năm xưa dùng để đối đầu với Vương Tiễn –
Chiến thần nước Tần thời Tần Thủy Hoàng Đế

Hán Vương tức Lưu Bang liền cho thợ ngày đêm theo mẫu của Hàn Tín chế tạo, được hơn 3,000 chiếc dự bị để đánh Sở

Hàn Tín viết thư khích Hạng Vũ , truy trách việc giết Nghĩa Đế
Xong cho quân mặc áo tang , kích buộc khăn trắng

Hạng Vũ tức lắm , nói rằng sẽ không để kẻ nào sống sót , không giết được Hàn Tín cũng sẽ không trở về

Hôm sau Hạng Vũ đem quân ra đánh với Hàn Tín, Hàn Tín thua chạy, đến sông Kinh Sách thì qua cầu xong quay mặt lại chờ Hạng Vũ . Hạng Vũ đuổi theo, vừa qua cầu thì Hàn Tín sai quân chặt cầu, lại sai đem chiến xa ra làm tường lũy, bắn tên tua tủa vào quân Sở. Quân Sở không thoát được đều bị giết hết, Hạng Vũ chỉ còn cách dẫn theo Quý Bố phá vây mà chạy. Hai nước Hán – Sở lại lâm vào thế giằng co.

Khoảng thời gian này cũng chính là khoảng thời gian căng thẳng nhất của thời kỳ Hán Sở của Trung Hoa

Ngụy Vương Báo lấy cớ xin nghỉ để về thăm cha bị bệnh. Về đến nước, Ngụy Vương liền cắt đường giao thông ở Hà Quan, phản lại Hán, giao hiếu với Sở.

Hán vương sai Lịch Tự Cơ thuyết phục Báo, nhưng Báo không nghe.

Lưu Bang phong Hàn Tín làm tả thừa tướng để đánh Ngụy. Ngụy Báo đem nhiều binh đến Bồ Bản chặn cửa sông Lâm Tấn. Hàn Tín dàn thêm nghi binh, bày thuyền bè như muốn vượt qua sông Lâm Tấn; nhưng trái lại dùng phục binh đi đường đất Hạ Dương, lấy thùng gỗ để cho quân vượt qua sông, đánh úp đất An Ấp

Ngụy Vương Báo cả kinh, đem binh quan về đánh trả nhưng đã muộn. Hàn Tín đánh chiếm đất Nguỵ, bắt Báo cầm tù, bình định đất Ngụy, làm thành quận Hà Đông.

Hán Vương sai Trương Nhĩ cùng với Hàn Tín đem binh sang đông đi về hướng Bắc, đánh nước Triệu và nước Đại.

Hàn Tín phá quân Đại, bắt được thừa tướng Hạ Duyệt, người được Đại vương Trần Dư uỷ quyền cai quản nước Đại ở đất Ứ Dự. Lúc đó chiến sự giữa Hán và Sở đang rất gay go, Hán Vương bị Sở Bá vương tấn công mạnh mẽ. Hán Vương nghe tin ông diệt liền hai nước, liền sai người thu tinh binh của ông đem đến Huỳnh Dương để chống Sở.

Hàn Tín và Trương Nhĩ mộ quân mới, được quân mấy vạn người, đi về phía Đông xuống Tỉnh Hình để đánh Triệu. Vua Triệu và Trần Dư nghe tin quân Hán sắp đánh úp, bèn tụ tập quân đội ở Tỉnh Hình, phao là hai mươi vạn. Tướng Triệu là Lý Tả Xa bày mưu cho Trần Dư nên cố thủ và chẹn đường vận lương của quân Hán nhưng Trần Dư không nghe theo.

Hàn Tín sai người sang thám thính, biết mưu của Lý Tả Xa không được dùng, bèn đem quân thẳng xuống. Chưa đến cửa Tỉnh Hình, cách ba mươi dặm, dừng lại cắm trại. Nửa đêm truyền lệnh xuất phát. Chọn hai nghìn quân kỵ trang bị nhẹ, mỗi người cầm một lá cờ đỏ đi theo đường tắt lén lút sang nói theo dõi quân Triệu.

Sau này một thời gian , trải qua bao biến cố Hán vương theo kế của Trương Lương, bội ước mang quân đánh úp Hạng Vương, nhưng vẫn bị Hạng Vương quay lại đánh cho đại bại ở Cố Lăng. Lưu Bang lo sợ, bèn theo kế của Trương Lương, triệu Hàn Tín cùng Bành Việt mang quân về giúp, hứa sẽ phong cho nhiều đất.

Hàn Tín cùng Bành Việt nghe theo, đem binh họp nhau với Hán vương ở Cai Hạ. Hạng Vương thấy quân Hán ngày càng đông, biết không thắng được, bèn hạ lệnh quay về phía đông rút về Bành Thành. Hàn Tín đem quân tập kích quân Sở giữa đường, Hạng Vương tức giận đem quân đuổi theo. Hàn Tín rút lui, trên đường đã đặt sẵn quân mai phục khắp các mặt. Hạng Vương không biết là bẫy, đi đến đâu cũng bị quân Hán đổ ra tập kích, không sao thoát được, cuối cùng thì phải rút vào Cai Hạ. Mấy mươi vạn quân Hán siết chặt vòng vây, quân Sở bị vây kín mười mặt.

Hàn Tín - Chiến thần nước Hán

Theo kế Trương Lương, Lưu Bang cho quân Hán bốn phía cùng ca bài ca nước Sở ( tứ diện Sở ca ). Quân Sở nghe tiếng hát, nghĩ là Sở bị Hán chiếm rồi, bèn đào ngũ trốn đi hết. Ái thiếp của Hạng Vương là Ngu Cơ tự sát, Hạng Vương cùng 800 thân binh phá vây, đến bờ Ô Giang thì chỉ còn 26 người. Có người đình trưởng chờ ở bờ sông muốn đưa Hạng Vương qua sông về Giang Đông nhưng Hạng Vương từ chối rồi cùng 26 kỵ binh bỏ ngựa tử chiến. Hạng Vũ một mình giết mấy trăm người, chịu mười mấy vết thương, cuối cùng đâm cổ tự sát. Tây Sở bị diệt.

Về cuối đời Hàn Tín rất phức tạp , nhiều người cho rằng ông làm phản Hán Vương ( nay đã là Hoàng Đế Trung Hoa , lấy hiệu là Hán Cao Đế )

Nhưng cũng nhiều người cho rằng Hàn Tín bị oan , Lưu Bang nghe lời gian thần mà bắt giữ Hàn Tín

Dù chuyện có diễn ra như thế nào , cái nào đúng cái nào sai thì cũng có một việc đã được xác thực , đó là Hàn Tín chết dưới tay Lã Hậu.

Nguồn :https://www.facebook.com/groups/443448859343087/permalink/637202119967759/

5/5 - (1 vote)

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here