Lý Anh Tông (1138 – 1175)

0
3521
Lý Anh Tông (1138 – 1175)

Vua Anh Tông tức là Thái tử Thiên Tộ mới lên ba khi vua Thần tông qua đời. Thái hậu là Lê thị cầm quyền nhiếp chính. Vì Thái hậu tư thông với Đỗ Anh Vũ là một cận thần nên mọi việc triều chính đều do một tay Anh Vũ quyết đoán. Anh Vũ từ đó ra vào cung cấm và trở nên lộng quyền, coi rẻ các đình thần. Không khí triều trung ngày một nặng nề rồi sinh rối loạn: bọn các quan Vũ Đại, Nguyễn Dương, Nguyễn Quốc, Dương Tự Minh bàn nhau trừ Anh Vũ nhưng việc thất bại, đều bị giết hại cả.

Lý Anh Tông (1138 – 1175)

1 – Đỗ Anh Vũ và Tô Hiến Thành

May trong hàng địa thần còn lại các người có uy tín như Tô Hiến Thành, Hoàng Nghĩa Hiền, Lý Công Tín nên Đỗ Anh Vũ không dám đi xa hơn nữa.

Thời vua Anh Tông không có việc trọng đại xảy ra và được tương đối bình yên là nhờ có đại thần họ Tô có tài chính trị và biết điều khiển việc quân sự. Bình chế triều Lý Anh Tông có thể gọi là thịnh đạt vì ông Tô Hiến Thành biết chọn người làm tướng, biết luyện tập quân đội, nên giặc dã các nơi đều dẹp được cả, đáng kể hơn cả là các bọn giặc Thân Lợi, Ngưu Hồng và giặc Lào quấy rối nhiều nơi sau khi vua Anh Tông lên ngôi được hai năm. Thân Lợi tự xưng là con riêng của vua Nhân Tông có phen đã xuất gia sau họp được một bọn lưu manh trên 1000 người tại Thái Nguyên, tự xưng vương và phong chức tước. Triều đình phải tốn rất nhiều công phu. Năm Tân Dậu (1141) Anh Vũ cầm quân đuổi được Thân Lợi tại phủ Phú

Lương khi quân Thân Lợi về vây phủ lỵ. Thân Lợi chạy lên Lạng Sơn bị quân của ông Tô Hiến Thành đuổi theo bắt được đem về kinh trị tội. Nhờ lập được nhiều công trạng vua Anh Tông phong ông Tô làm Thái úy coi cả việc văn lẫn việc võ.

Tô Hiến Thành cũng lo cả việc khai hóa dân trí, mở mang Nho học, xây dựng miếu thờ đức Khổng Tử ở phía Nam thành Thăng Long. Năm Ất Dậu (1165) hiệu Chính Long Bảo ứng năm thứ 3 có mở khoa thi học sinh.

Năm Tân Mão và năm Nhâm Thìn (1171 – 1172) vua Anh Tông vi hành khắp mọi nơi trong nước để xem xét sự sinh sống của dân chúng và địa thế sông núi, đường lối giao thông xa gần, sau ngài cho người làm quyển địa đồ nước nhà, tiếc rằng ngày nay cuốn sách này bị mất tích.

Năm Ất Mùi (1175) do nhiều công trạng lớn lao nữa, ông Tô Hiến Thành được gia phong chức Thái phó Bình chương Quân quốc Trọng sự và thêm vướng tước.

2 – Việc Ngoại Giao

Năm Giáp Thân (1164) nhà Tống đổi Giao Chỉ quận làm An Nam quốc, phong cho vua Anh Tông làm An Nam quốc vương. Hẳn chúng ta ai nấy đều nhớ rằng vưa kia người Tàu đặt tên nước ta là Giao Chỉ quận, sau đổi là Giao Châu (do đề nghị của Trương Tân và Sĩ Nhiếp dưới đời Hán Hiến Đế năm thứ ba tức năm Quí Mùi (203) sau đến Đường triều lại có sự thay tên nữa: Đường gọi ta là An Nam đô hộ phủ. Đến

đời nhà Đinh, nền tự chủ thành hình, vua Đinh Tiên Hoàng khởi nghiệp xong liền đặt lại quốc hiệu là Đại Cồ Việt. Ba chữ Đại Cồ Việt ngụ ý rằng nước ta là một nước lớn và mạnh bởi chữ Đại Cồ, còn chữ Việt là để ghi danh tín của dân tộc chúng ta là người Việt. Đến vua Thánh Tông nhà Lý thấy chữ Đại Cồ không được văn vẻ nên đổi ra là Đại Việt dễ nghe hơn và vẫn giữ được ý nghĩa cũ ( một nhà sử học cho rằng căn cứ vào chữ Đại Cồ Việt ta có thể hiểu thời đó trình độ văn tự nước ta còn kém cỏi quá. Điều này rất đúng

Lý Anh Tông (1138 – 1175)

vì trải qua 3 triều Ngô, Đinh, Lê vua quan đều là võ tướng. Nhưng trong các sắc phong Bắc triều vẫn giữ hai chữ Giao Chỉ đến bấy giờ mới đổi ra An Nam. Sử gia Trần Trọng Kim nói: Nước ta thành nước An Nam khởi đầu từ đấy. Theo chúng tôi dưới thời Bắc thuộc (nhà Đường nước ta chỉ được coi là một “phủ” và tiếng “An Nam” đã có từ bấy giờ rồi, duy có điều khác là sau này nhà Tống thấy dân tộc ta đã cứng cát, mạnh mẽ và có đủ quy mô một quốc gia độc lập nên Tống triều lúc đó phải nhận nước ta là một nước (do đó hoàng đế nhà Tống mới phong cho vua ta là An Nam quốc vương). Trước kia với Lê Đại Hành và mấy triều vua sau nhà Lý, Bắc triều vẫn phong các vua ta là Giao Chỉ quận vương hay Nam Bình vương (vua Lê Đại Hành, vua Lý Thái Tổ, vua Lý Nhân Tông). [4] Các triều vua thời đó không đòi cải chiwnhs chẳng ngoài ý khong muốn gây mâu thuẫn vô ích với bắc triều miễn họ đừng xâm phạm đến chủ quyền nước ta.

Năm Ất Mùi (1175) vua Anh Tông đau. Ngài ủy ông Tô Hiến Thành lập thái tử Long Cán lên làm vua rồi ngài mấy sau khi ở ngôi được 37 năm, thọ 40 tuổi đúng.

 

1/5 - (1 vote)

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here