1 – Một Vụ Tranh Giành Quyền Vị
 
Đời vua Nhân Tông đáng kể là một triều đại rất lớn vì dưới đời Nhân Tông văn trị, võ công rất là hiển hách. Ngoài ra triều đại này đã ghi trong lịch sử hai chiến công hết sức oanh liệt là đánh Tống và bình Chiêm.
Lý Nhân Tông (1072 – 1127) Nhà Lý
 
Vua Nhân Tông tức thái tử Càn Đức lên ngôi lúc 7 tuổi. Quan thái sư là Lý Đạo Thành làm phụ chính, nhưng bên trong mẹ là Lan Thái Phi và Dương Thái Hậu buông mành nghe việc triều chính.
 
Lan Thái Phi là một nhân vật đặc biệt của thời đại bên cạnh Lý Đạo Thành và Lý Thường Kiệt, hai vị tướng văn, võ có uy tín và thao lược nhất thời bấy giờ. Bà đã đóng một vai trò chính trị rất đáng kể dưới đời Lý Nhân Tông.
 
Thân thế của bà thế nào?
 
Vua Lý Thánh Tông (1054 – 1072) bấy giờ đã 40 tuổi mà chưa có con trai lấy làm lo lắng nên hay đi cầu tự ở các đình chùa danh tiếng. Một hôm ngài ngự giá về chùa làng Thỏ Lội cho phép dân chúng tự do chiêm bái long nhan. Dân chúng già trẻ, trai gái nô nức đi xem nhà vua như nước chảy. Trong khi đạo ngự đi qua, một cô gái cứ bình tĩnh hái dâu bên đường và dựa mình vào bụi cỏ lan. Nhà vua ngạc nhiên liền đòi đến hầu thì thấy cô gái đó tuy quê mùa nhưng có nhan sắc đoan trang, cử chỉ lại đường hoàng, nói năng thanh nhã, ngài liền vời về cung. Thiếu nữ ấy là Yến cô nương, tục danh là cô Cám, thôn nữ làng Thổ Lội (sau đổi là Siêu Loại, rồi lại đổi ra Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh). Về cung nhà vua cử một nữ giáo viên dạy Yến cô nương học tập. Nhờ sự thông minh chẳng bao lâu Yên cô nương lầu thông kinh sử và được phong làm Lan phu nhân (lấy tên cung lan là nơi phu nhân luyện tập văn bài, lại có ý là người con gái tựa bụi
lan).
 
Rồi phu nhân sinh ra Hoàng tử, đặt tên là Càn Đức từ đó được phong làm Thái Phi.
 
Theo thần tích làng Siêu Loại thì khi vua Thánh Tông đi quân thứ Chiêm Thành, ở nhà bà Dương hậu biết Lan phu nhân có thai sợ sau này mất địa vị nên hư truyền rằng mình cũng tắt kinh. Khi Lan phu nhân sinh con trai thì Dương hậu chiếm đứa con trai đó và giam Lan phu nhân vào lãnh cung nói rằng Lan sanh ra quái thai. Đức con trai đó tức là thái tử Càn Đức và lên bảy tuổi thì vua Thánh Tông băng hà. Càn Đức được lên ngôi tức là vua Nhân Tông. Việc này vỡ lỡ ra. Nguyên phi bấy giờ được tôn là Hoàng thái phi
liền báo thù xưa, giết Dương hậu và chôn sống 72 người cung nữ đã a tòng với Dương hậu trong việc hãm hại Thái phi thuở trước.
 
Sau việc tàn ác kể trên, khi trở về già, Lan Thái phi quá hối hận nên rất sùng đạo Phật, làm rất nhiều điều thiện, như việc xuất tiền kho để chuộc con gái nhà nghèo bị cầm bán, rồi cho gả chồng vào những nơi tử tế, chẩn cấp cho dân chúng khi bị tai trời ách nước, làm tới 70 ngôi chùa trong vùng Kinh Bắc (Bắc Ninh) và thi hành nhiều nhân chánh.
Xét về chính trị Lan thái phi đã làm giám quốc rất đắc lực cho việc trị dân trong khi chồng đi viễn chinh (theo giáo sư Hoàng Lê trong tuần báo Đời Mới số 20 thì Dương hậu coi triều khi vua Thánh Tống đi quân thứ. Theo Tri Tân thì có cả bà Nguyên Phi tức Lan Phu nhân đã buông rèm nghe việc triều chính trong giai đoạn này. Có thể tin chắc Lan Nguyên Phi đã được sủng ái ngay buổi đầu nên được dự chính sự vì bà là người thông minh, quảng bác. Theo Việt Nam Sử Lược chỉ có bà Nguyên Phi mà thôi. Điều chắc chắn là sau khi vua Nhân Tông lên ngôi năm 1072 nhưng mấy năm sau thì Lý ĐạoThành đi trấn thủ Nghệ An, không còn làm phụ chính nữa vì chính kiến bất đồng về việc đánh Tống bình Chiêm đã xảy ra năm
1075 – 1078 với Lý Thường Kiệt và các đại thần; do đó chúng tôi nghĩ rằng Lan Thái Phi đã từng đóng một vai trò quan trọng trong mọi việc chính trị đời bấy giờ. Vậy xét công các đại thần thuở ấy mà không nhắc nhở đến bà tưởng cũng là một điều bất công.
 
Lại xin nói thêm rằng Lan Thái Phi xuất thân ở chỗ thảo dã, cơm rau áo vải, nhờ sự may mắn bước vào chốn hoàng cung, ăn học ít năm rồi trở nên một nhà chính trị lỗi lạc thì ta phải công nhận rằng phụ nữ Việt Nam sau các bà Trưng, Triệu đều luôn luôn biểu dương được tin hoa của nòi giống chẳng kém gì tu mi nam tử.
 
2 – Việc Chính Trị
 
Triều đại Lý Nhân Tông rất hoạt động. Việc đánh dẹp tuy nhiều, nhưng những việc chính trị cũng không bị ngưng trệ. Đời bấy giờ mới khởi đầu việc đắp đê Cơ Xá để giữ kinh thành và tránh cho dân nạn ngập lụt hàng năm rất tai hại cho mùa màng.
 
Năm Ất Mão 1075 hiệu Thái Ninh thứ tư, đời vua Lý Nhân Tông, bắt đầu có các kỳ thi tam trường tức là thi ba bậc khác nhau để tuyển nhân tài ra giúp nước, (những người thông nghĩa sách minh kinh). Đây là kỳ thi đầu tiên ở nước ta, chọn được 10 người. Lê Văn Thịnh đỗ đầu được vào hầu vua học; sau này Lê
Văn Thịnh làm đến Thái sư, rồi bị đầy lên Thao Giang (Phú Thọ) vì bị ngờ có ý phản nghịch. Khoa cử nước ta có từ thuở đó.
 
Năm Bính Thìn (1076) tháng tư, hiệu Anh Vũ chiến thắng, Nhân Tông đặt nhà Quốc Tử giám để kén chọn các nhân tài cho hai ngành văn võ.
 
Năm Đinh Tỵ (1077) tháng hai, hiệu Anh Vũ chiến thắng thứ hai, có kỳ thi lại viên, hình luật để lấy người vào làm quan.
 
Năm Bính Dần (1086) tháng tám, hiệu Quang Hựu thứ hai, vua tuyển người vào Hàn Lâm Viện (Mạc Hiển Tích là người xã Long Động, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương đỗ đầu được bổ vào Hàn Lâm Viện học sĩ).
 
Năm Đinh Sửu (1097) hiệu Hội Phong thứ 6, Lý Nhân Tông xuống chiếu làm sách hội điển là cuốn sách kiểm soát so sánh các điều lệ trong điển cũ, chép lại rồi cho thi hành.
 
Vì Nho học bắt đầu được sùng thượng nên mới có các việc mở mang trên đây, cũng là nhờ thời đó có nhiều người hiền lương hết lòng lo lắng quyền lợi của nhân dân.
 
Đáng kể Thái sư Lý Đạo Thành trước hết là gương mẫu cho sự đoan chính và tận tâm phục vụ với quốc gia. Cứ xét việc bình Chiêm phá Tống thì hiểu nhân tài thời đó rất là đáng kính.
 
Năm Kỷ Tị (1089) quan chế định thành các cấp bậc sau đây: Văn ban có:
– Đại thần Thái sư, Thái phó, Thái úy, Thiếu sư, Thiếu phó, Thiếu úy.
– Dưới đại thần: Thượng thư, Tả Hữu Tham tri, Tả Hữu Gián Nghị đại phu, Trung thư thị lang, Bộ thị lang…
 
Võ ban có:
 
– Đô thống, Nguyên súy, Tổng quản khu mật sứ, Khu mật tả hữu sứ, Kim Ngô thượng tướng, Đại tướng, Đô tướng, Chủ vệ tướng quân…
 
Văn quan ở các tỉnh có:
 
Quan cai trị: Tri phủ, Quán phủ ở các châu quận, Tri châu. Võ quan có: chư lộ trấn trại quan.
3 – Việc Đánh Tống
 
Đến đời vua Tống Thần Tông (1068 – 1078) Vương An Thạch là một đại chính trị gia có ý cải tổ rất nhiều về chính sự của Trung Quốc và mở rộng đế quốc.
 
Họ Vương đặt:
 
1) Phép thanh miêu lấy tiền của nhà nước cho nông dân vay khi lúa còn xanh. Dân có lúa sẽ trả lại số tiền được vay và trả lãi theo quốc lệ.
 
2) Phép miễn dịch: Ai phải việc sưu dịch thì được nộp tiền để nhà nước lấy tiền thuê người khác làm thay cho mình.
 
3) Phép thị dịch: Đặt sở buôn bán ở chốn kinh sư để tiêu thụ các thứ hàng hóa của dân bị ế đọng. Nhà nước đứng lên thu, đem bán và cấp vốn cho vay vốn rồi dân theo quốc lệ mà trả.
 
4) Phép bảo giáp để tăng cường quân sự, họ Vương chia 10 nhà lập thành một Bảo. Năm trăm nhà hợp thành một Đô Bảo. Mỗi Bảo có hai người chỉ huy và dạy dân luyện tập quân sự.
 
5) Phép bảo mã có quân lính nhiều cũng phải có nhiều ngựa. Vương giao ngựa cho các Bảo nuôi. Nếu ngựa chết thì liệu theo giá mà bồi thường hay mua ngựa khác thay vào.
 
Vương An Thạch rất chú ý đến phương Nam và muốn lập công to ở ngoài biên, tâu lên vua Tống rằng: Giao Chỉ vừa đánh Chiêm Thành bị thất bại, quân không còn nổi một vạn, có thể lấy quân Ung Châu sang chiếm Giao Chỉ.
 
Tri Châu Tiên Phú ở Phiên Ngu (Ung Châu) trông thấy rõ sở vọng này của Tống triều đã có lần dân sớ về triều xin đánh Đại Việt (bấy giờ nhà Lý lấy quốc hiệu là Đại Việt) kẻo sau có đại họa. Rồi Tiêu Chú bị lỗi phải huyền chức. Khi họ Vương lên cầm quyền, Tiêu Chú được phục chức vì là người am hiểumọi vấn đề Đại Việt đang nằm trong cái dự án xâm lăng của Vương tể tướng. Dự án ấy không riêng lo khuếch trương về phương Nam mà còn mở rộng cương vực cho Trung Nguyên về phương Bắc nữa (đánh Liêu và Hạ).
 
Nhưng sau khi Tống để ý đến thái độ của Lý triều thì thấy Lý có vẻ nganh ngạnh nên sinh nghi. Sự thật Lý triều đã nhân cuộc đánh phá của Nùng Trí Cao năm 1054 mà bành trướng ngầm lĩnh thổ của mình bằng cách xui dục biên dân lấn đất và sinh sự. Trong một thời gian khá dài. Tống triều nén giận, giữ tình hòa hảo nhưng vẫn đợi dịp thuận tiện để xâm lăng Đại Việt mà từ lâu Tống coi như miếng mồi béo. Mười năm qua Tống triều đã ở trong thái độ chờ đợi đó. Tiêu Chú sau khi được phục hồi liền tới Quế Châu giao dịch với các tù trưởng từ đạo Đặc Ma đến châu Điền Đống được hiểu lúc này Lý triều thắng Chiêm Thành,
bờ cõi mở rộng về phương Nam, dân sinh quốc kế rất thịnh đạt. Tiêu chú có ý trù trừ. Nhưng đến năm 1072 vua Thánh Tông qua đời, Dương Hậu và Lan Thái phi giành nhau quyền vị. Vua Nhân Tông là thái tử Càn Đức mới 7 tuổi; trong triều hai đại thần văn võ là Lý Đạo Thành và Lý Thường Kiệt chính kiến bất đồng. Tống triều tưởng như cơ hội đã đến, nhưng khi hỏi Tiêu chú vẫn không giám tán thành cuộc Nam Chinh (Tiêu Chú xuất thân là một tiến sĩ, làm việc có tính cẩn trọng, có tinh thần trách nhiệm). Trái lại, Binh bộ Thị lang Thẩm Khởi lại rất sốt sắng đánh Đại Việt. Vua Tống liền phải Thẩm Khởi thay Tiêu Chú lo việc xuất quân.
 
Việc thứ nhất của Thẩm Khởi là đặt các doanh trại, sửa đường tiếp tế. Việc thứ hai là động viên 52 động thuộc Ung Châu sung công các thuyền chở muối để tập thủy chiến. Sợ Đại việt biết, y cấm hẳn mọi việc buôn bán, giao dịch giữa các biên dân Việt Hoa. Nhân dân Trung Quốc ta thán vô cùng từ các miền Tây Bắc Quảng Châu đến Ung Châu. Việc thứ ba của Thẩm Khởi là dụ dỗ các tù trưởng lệ thuộc về Lý triều theo Tống được Lưu Kỷ ở Quảng Nguyên, Nùng Thiện Mỹ ở Ân Tình thuộc Bắc Cạn, giáp Thất Khê hưởng ứng. Theo Nguyễn Văn Tố, họ Thẩm chưa chấp Nùng Thiện Mỹ và việc này đã đến tai người Việt.
 
Công cuộc đang tiến thì tháng ba năm 1074, Chuyển vận sứ Quảng Tây tỏ ý phản đối Thẩm Khởi về các hoạt động kể trên. Thêm nữa, Thẩm Khởi đã lầm lỗi trong nhiều việc nên bị đổi đi Đàm Châu và chính Vương An Trạch cũng không tin rằng Thẩm giải quyết nổi vấn đề Đại Việt.
 
Ngoài ra, lúc này Tống đang mắc múi vào chuyện binh đao với Liêu, Hạ chưa ngã ngũ bề nào, việc đánh Đại Việt phải ngừng lại.
 
Lý triều lên tiếng đòi Nùng Thiện Mỹ, thủ lĩnh châu Ân Tình và 700 thuộc hạ để sửa trị. Tống triều không chịu và về phần Tống còn chiêu dụ cả Trí Hội là con Nùng Trí Cao ở châu Quy Hóa và hạ lệnh cho Ty kinh lược Quảng Tây mộ các dân đinh các khê động làm thanh viện cho Trí Hội.
 
Các xung đột hầu đã được hoàn toàn quyết định.
 
Lý triều xét đánh trước có lợi hơn và tính rằng quân Tống có vào Đại Việt tất phải qua Ung Châu, đó là đường bộ. Còn về đường thủy, Tống phải qua các cửa bể Khâm và Liêm. Lý Thường Kiệt liền tập trung thủy quân Đại Việt ở Đồ Sơn (vịnh Hạ Long) theo lối sau các núi đá mà tiến vào Khâm Châu; còn đánh Ung Châu (Nam Ninh) lục quân của Lý cũng chia nhiều đường:
 
a) Từ Quảng Nguyên theo bờ sông Ta tiến đánh trại Thái Bình.
 
b) Từ hai châu Tô, Mậu vượt núi qua Lộc Châu, Cổ Vạn, Tư Lăng, Thượng Tứ.
 
c) Từ Châu Quảng Lăng tiến qua Thái Bình, Bằng Tường, Tư Minh và trại Vĩnh Bình. Đại quân đi đường này.
 
Theo kế hoạch, nếu thủy quân chiếm được Khâm Châu thì tiến thẳng lên Ung Châu. Đề phòng Tống xâm nhập vào nội địa của mình, quân Đại Việt đóng ở nhiều căn cứ theo dọc đường biên giới, các địa điểm cổng ngõ. Đại khái quân hạ du của Lý thì đóng ở Vĩnh An và thượng du thì theo dọc biên thùy từ các châu Quảng Nguyên, quảng lăng, Tô Mậu. Tổng số quân Đại Việt có từ 6 đến 10 vạn.
 
Cuộc tấn công khai diễn như thế nào?
 
Lý Thường Kiệt đem thủy quân đánh vào căn cứ quân sự của Tống ở ven bờ bể Quảng Đông. Cùng một lúc Tôn Đản phụ trách lục quân chia ba đường kể trên đánh vào Quảng Tây, quấy rồi các trại Hoành Sơn, Thái Bình, Vĩnh Bình, Cổ Vạn trên tiền tuyến của Ung Châu. Hàng rào này bị đổ mặc dầu quân Tống xuất toàn lực cứu cấp nhau và chống đỡ các miền Tây và Tây Nam.Nhiều chúa trại bị tử trận (chúa trại Hoành Sơn, Vĩnh bình, Thái bình…) Mặt Đông Nam thiếu sự phòng bị. Quân Tống bị đánh bất ngờ ở địa
điểm này và tất nhiên quân Đại Việt phải đánh mạnh vào đây hơn hết.
Lý Nhân Tông (1072 – 1127) Nhà Lý
 
Về phía Khâm Châu và Liêm Châu quân Lý cũng tiến ào ạt như gió bão rồi tiến thẳng lên Ung Châu không gặp một sức kháng cự nào đáng kể. Chỉ có 7 ngày quân Đại Việt đã có mặt ở chung thành Ung Châu.
 
Ngày 10 tháng chạp, Tôn Đản kéo thẳng một đại đội đến Ung Châu. Đại quân ở Liêm và Khâm cùng tiến nhằm phía Bắc tức là hai đạo quân đã đổ bộ ở Khâm Châu và Liêm Châu. Cánh quân chiếm được Khâm Châu tiến lên Ung Châu [1]. Cánh chiếm được Liêm Châu tiến sang miền Đông Bắc chiếm châu Bạch.
 
Nửa tháng sau Ty kinh lược Quảng Tây mới hay tin về cuộc biến cổ này để thông báo về triều. Vua tôi nhà Tống hết sức bối rối. Rồi nhiều nơi khác bị mất lại được cáo cấp về, Tống triều lại càng hoàng mang thêm, sau đó có lệnh của Tống Thần tong cho Quảng Châu, Quảng Tây phải cố thủ ở các nơi hiểm yếu
nhất, vận chuyển tiền, vải, lương thực để khỏi lọt vào tay Lý quân, cách thức Lưu di, cử Thạch Giám thay coi Quế Châu và đưa viện binh tới các thị trấn đang bị uy hiếp.
 
Trong lúc này các đạo quân thủy bộ của Lý kể trên đây còn có nhiệm vụ chẹn đường các đoàn quân tiếp ứng của Tống từ phía Đông lại.
Lý Nhân Tông (1072 – 1127) Nhà Lý
 
Ngày 10 tháng chạp (18.1.1076) đại quân nhà Lý cũng tới thành Ung và vây chặt lấy thành này. Tướng giữ thành là Tô Giàm (Việt Nam sử lược chép là Tô Đam) giỏi cả về quân sự lẫn chính trị, thấy thế quân Đại Việt mạnh nên đã áp dụng triệt để chinh sách cố thủ để chờ viện quân, tính chỉ hai tuần lễ có thể đến nơi. Tô đem hết công nhu (tiền công) phát hết cho dân khích lệ mọi người vững lòng, kiên trí. Kẻ nào bỏ trốn phải tội theo quân lệnh (Địch Tích là một nhân viên dưới trướng của họ Tô bị chém trong trường hợp này). Tô phao đồn viện quân không còn xa thành là bao nhiêu.
 
Nếu không có sự khôn ngoan khéo léo này, có lẽ quân dân trong thành Ung đã đào tẩu hết.
 
Lúc này Lưu Di tướng giữ Quế Châu nghe tin thành Ung bị nguy liền phái Trương Thủ Tiết đem quân đi cứu. Đạo quân này không dám tiến thẳng đến Ung Châu, đi vòng theo đường Quí Châu tới Tân Châu rồi nghe ngóng.
 
Thành Ung mỗi ngày mỗi giờ thêm nguy ngập. Vòng vây của Nam quân cứ thắt chặt dần. Sau Trương Thủ Tiết bất đắc dĩ phải tiến. Đoàn quân này đến phía Đông Bắc huyện Tuyên Hóa cách Ung Châu 40 cây số thì bị Lý quân chẹn đánh. Quân Tống đại bại. Thủ Tiết bỏ mạng. Việc này vào ngày 4 tháng giêng năm Bính Thìn.
 
Ngày 23 tháng giêng năm Bính Thìn (1.3.1076), Ung Châu bắt đầu nao núng. Quân Đại Việt dùng kế thổ công và hỏa công [2] lọt được vào. Tô Giàm còn cố gắng cùng bọn tàn quân chiến đấu đến phút cuối cùng. Khi đã kiệt sức Tô cho 36 thân nhân tự sát rồi tự thiêu mà chết. Dân trong thành không chịu hàng và bị Lý quân giết hết. Xtes trong việc đánh Liêm Châu, Khâm Châu và Ung Châu, quân dân Trung Quốc bị hại vào khoảng 7 vạn người, và có trên 200 người bị bắt đem về Đại Việt cùng nhiều của cải nữa.
 
Việc đánh Ung Châu trước sau mất hơn một tháng. Quân Đại Việt cũng có phần mệt mỏi. Lý Thường Kiệt hạ lệnh rút binh vì mục đích của Lý triều bấy giờ chỉ có ý đánh một đòn tinh thần vào Tống triều để phá chương trình xâm lăng của Tống triều mà thôi.
 
Một điều đáng chú ý: việc đánh Tống của Lý triều rất sang suốt bởi nếu không tránh được cuộc xung đột thì nên lợi dụng sự bất ngờ mà đánh trước là hơn.
 
Tháng ba năm Bính Thìn (1076) quân Lý rút ra khỏi đất Tống vì cần đề phòng sự phục thù của Tống
triều có thể đánh lén vào hậu phương của mình.
 
4 – Cuộc Phục Thù Của Nhà Tống
 
Việc Lý triều đánh phá ba châu Khâm, Ung, Liêm khiến Tống giận hết sức. Tháng hai năm Bính Thìn (1076) quân Tống lên đường Nam chinh. Triệu Tiết là Thiên chưởng các đại chế được cử làm Chiêu thảo sư, Quách Quỳ làm phó đem 9 tướng hợp với quân Chiêm Thành, Chân Lạp chia đường đánh vào nước ta.
Lý Nhân Tông (1072 – 1127) Nhà Lý
Cuộc gặp gỡ đầu tiên giữa Lý Tống đã xảy ra bên bờ sông Như Nguyệt, tức là khúc dưới sông Cầu thuộc tỉnh Bắc Ninh bây giờ. Tống thua trận này chết hại hơn 1000 người. Quách quỳ tiến về phía sông
Nhị Hà và sông Khúc Táo thuộc địa hạt Nam Định cũng bị quân Lý Thường Kiệt án ngữ. Quân Tống dùng gỗ làm máy bắn đá sang như mưa. Thủy quân của ta bị hại khá nhiều, mấy ngàn binh lính tử trận, thuyền thủng nát một số lớn. Khí thế quân Tống rất mạnh. Và dưới quyền điều khiển của Thường Kiệt, Nam quân cũng chiến đấu hăng hái. Để phấn khởi tinh thần quân đội, Lý Thường Kiệt đã áp dụng một thuật tâm lý là làm bốn câu thơ, cho người lén vào đền Trương Hát bên sông thét ra;
 
Nam quốc sơn Hà Nam đế cư
 
Tiệt nhiên định phân tại thiên thư Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm Nhữ đảng hành khan thủ bại hư Có ý rằng: Đất nước của người Nam phải do người Nam (vua nước Nam) cai trị. Điều đó đã do ý trời định. Kẻ nghịch kia dám xâm phạm đất ta, chỉ là mua lấy sự thất bại mà thôi.
 
Bốn câu thơ này làm phấn khởi tinh thần kháng chiến và quân Tống bị chặn đứng không sao tiến được.
Những đoàn quân của Chiêm Thành và Chân Lạp cũng bị cản đường nên không giúp được quân Tống. Thế của đôi bên không phân thắng bại. Lý triều e đánh lâu không lợi vì nước ta quân ít của hiếm, theo đuổi một cuộc trường chiến át phải hao tổn nhiều mà cuộc hành quân lúc này của bắc triều chi do vấn đề sĩ diện hơn là do ý chí xâm lược. Lý triều liền cử sứ bộ sang điều đình hoãn chiến. Thật là đúng điều mong mỏi của Tống triều, nay lại được gặp dịp thuận tiện bởi quân Tống lúc này bị hại quá nửa vừa do chiến tranh và cũng do chỗ bất phục thủy thổ. Quân số của họ trước đây là 8 vạn. Tống triều chấp thuận ngay lời thương nghị của nhà Lý rồi rút binh nhưng khi trở về họ chiếm giữ mấy châu quảng Nguyên (ngày nay là quảng Uyên thuộc tỉnh Cao Bằng), Tư Lang (tức thượng Lang và Hạ Lang cũng thuộc Cao Bằng), châu Tô Mậu (giữa hai tỉnh Cao Bằng và Lạng Sơn) và huyện Quảng Lang (tức Ôn Châu thuộc Lạng Sơn).
Lý Nhân Tông (1072 – 1127) Nhà Lý
 
Năm Mậu Ngọ (1078) vua Lý Nhân Tông mở cuộc giao hảo với Bắc Triều. Sứ thần Đại Việt là Đào Tôn Nguyên đưa 5 con voi đã thuần sang cống vua Tống và đòi lại những châu, huyện ở miền Cao Bằng (quân Tống chiếm được đất đai miền này đổi tên Quảng Nguyên ra là Thuận Châu đặt 3000 quân để giữ).
 
Tống triều ưng thuận với điều kiện là Lý triều phải trả lại cho Tống những người dân các châu Khâm, Liêm, Ung do Lý quân bắt trong năm Ất Mão (1075). Tất cả 221 người [3]. Trước khi cho bọn này về, Lý triều cho thích vào trán con trai từ 15 tuổi trở lên ba chữa “Thiên tử binh”, đàn ông từ 20 tuổi trở lên thích chữ “Đầu Nam Triều” và vào cánh tay trái đàn bà con gái hai chữ “Quan Khách”.
 
Sau khi quân Tống rút khỏi Quảng Nguyên, vì châu này có mỏ vàng, người Tống tiếc của có làm hai câu thơ sau đây:
Nhân tham Giao Chỉ tượng
 
Khước thất Quảng Nguyên kim.
 
Mùa hạ năm Giáp Tý (1084) Lý triều lại phái Binh bộ Thị lang Lê Văn Thịnh (vị thủ tuyển khoa thi đầu tiên của nước ta) sang yêu cầu Tống triều phân chia lại địa giới và trả nốt mấy huyện Tống còn giữ lại. Viết đến đây chúng tôi có cảm tưởng rằng việc ngoại giao của nhà Lý bấy giờ rất là khéo léo và rất sành về mặt tâm lý. Lý triều đã áp dụng chính sách đòi dần để tình thế giữa hai nước vừa vung đột với nhau bớt gang. Nếu yêu sách qua nhiều trong một buổi có thể Tống sẽ không chịu vì như thế sẽ mất thể diện. Lý triều tiến dần, quá nhiên việc thương thuyết đem lại được đầy đủ kết quả như ý muốn.
 
Vấn đề phân chia địa giới đối với thời bấy giờ đáng kể là một việc quan trọng vì đến đời Lý, cương thổ Việt Nam chỉ mới rõ rệt về phương Nam vào khoảng Thanh Hóa, cách biệt với đất Chàm do dẫy Hoành Sơn, và về phương Bắc từ Cao Bằng sang Đông. Địa phận Đông Khê so sánh với ngày xưa không
khác lắm. Từ nơi này ra biển, Bắc ngạn sông Kỳ Cùng thuộc về Tống gồm có châu Tây Bình, Lộc Châu và huyện Thanh viễn rồi tới chỗ gần bể, lĩnh thổ Việt Nam còn ăn vào tới tỉnh quảng Đông đến gần vịnh Khâm Châu. Các cư dân tại Cao Bằng gồm Mán, Nùng, Thổ, Mường không thuộc về hẳn về bên nào. Biên giới về phía này, tới vùng Bảo Lạc và Yên Bái này nay có thể nói bấy giờ chưa có ảnh hưởng của Lý triều. (Đây là theo lời bàn của Hoàng Xuân Hãn tác giả cuốn Lý Thường Kiệt chuyển nhượng). Theo ý chúng tôi thì trái lại, tức là Lý Triều đã đạt được một phần nào ảnh hưởng phần nào tới các cư dân thượng du ở điạ hạt Cao Bằng. Tỉ dụ như họ Nùng oanh liệt bậc nhất trong đám tù trưởng Thượng du, tuy hùng cứ miền
Quảng Nguyên (Cao Bằng) đã chẳng có thời quy phục Lý Triều đó sao?Ngoài ra các vùng Hải Ninh, Móng Cáy đến Khâm Châu từhuyện Quảng Lang đến Ôn Châu ở phía Nam tỉnh Lạng Sơn đến Ung Châu (Nam Định) hai bên Lý Tống cùng kiểm soát, còn về phía Tây các bộ lạc gần như hoàn toàn độc lập. Còn người Việt dưới đời Lý thì tập trung hết ở Trung Châu cho tới Thanh Hóa. Địa thế của Việt Nam hồi đó như ôm đất Ung Châu và do biên giới Lý Tống chưa được phân định rõ rệt nên hay có những cuộc rắc rối giữa hai nước và cũng do Lý – Tống đều có óc quật cường, khuynh loát như nhau.
 
5 – Việc đánh Chiêm Thành
 
Năm 1075 tức là Năm Ất mão trước khi có việc đánh Tống, Lý Thường Kiệt đã xuất quân đánh Chiêm Thành, vì Chiêm luôn luôn quấy rối bờ cõi Đại Việt. Lần này chưa thành công, nhưng Lý Thường Kiệt đã vẽ được đồ bản ba châu Địa Lý, Ma Linh và Bố Chính do Chế Củ nhường cho chúng ta năm Kỷ Dậu (1069) dưới thời vua Thánh Tông. Ở đấy Lý triều đã di dân sang để khai khẩn làm ăn. Việc này có hai mục đích:
 
1) Giải quyết vấn đề nhân mãn do mật độ nhân dân ở miền Trung Châu bắt đầu lên cao.
 
2) Chiếm đóng ba châu này để đặt ảnh hưởng chính trị của Đại Việt, thực hiện chủ quyền của dân tộc chúng ta trên các địa hạt Chiêm đã nhượng.
Lý Nhân Tông (1072 – 1127) Nhà Lý
 
Năm Quý Mùi (1103) Lý Giác làm phản ở Diễn Châu (Nghệ An) Lý Thường Kiệt lại thân hành đi dẹp, Lý Giác thua chạy qua Chiêm Thành dụ Chiêm vương Chế Ma Na đem quân đánh lấy lại ba châu trên đấy. Quân Chiêm đại bại và xin tôn trọng tình trạng cũ. Từ khi việc bình Chiêm có kết quả, các nước ở phía Nam đều xin thần phục và tiến cống nước ta rất chu đáo.
 
Tháng sau năm thứ 5 hiệu Long Phù (1105) Lý Thường Kiệt mất. Vua Lý Nhân Tông ban chiếu truy tặng chức Nhập Nội Đô Tri Kiểm hiệu Thái Úy Bình chương Quân quốc Trọng sự, Việt Quốc Công, được thực ấp vạn hộ.
 
Lý Thường Kiệt trước sau thờ ba đời vua đều được trọng dụng và mến yêu không ai bằng. Sau khi ông mất, dân bản phường (phường Thái Hòa, huyện Thọ Xương) thờ làm thần, được các triều sau này phong tặng.
 
Về việc dân Đại Việt đem quân đánh phá miền Hoa Nam là một việc vẻ vang nhất trong lịch sử của chúng ta nên có câu phong dao dưới đây:
Rate this post

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here