Từ khi có khái niệm “Dĩ Hoa vi trung”, thì người Hoa Hạ mặc nhiên rằng mình là nền văn minh cấp tiến, còn tất cả những nền văn hóa xung quanh là hạ đẳng, và gọi tất cả những thứ đó là man di mọi rợ.

LÝ THẾ DÂN TIẾP THU VĂN HÓA MAN DI

Thế nên mỗi khi Trung Nguyên bắt đầu tiếp thu văn hóa từ những tên man di này, thì luôn luôn có sự phản đối kịch liệt, đặc biệt là ở giai cấp tinh hoa, cụ thể có thể kể đến cải cách “Hồ phục kị xạ” của Triệu Vũ Linh Vương lúc đầu bị phản đối kịch liệt bởi giai cấp quý tộc.

Nhưng khi tới đời nhà Đường, đặc biệt là khi Đường Thái Tông Lý Thế Dân lên ngôi, ngay lập tức thực hiện chính sách đa văn hóa, tích cực tiếp thu văn hóa từ rợ Hồ phương Bắc, cụ thể ở đây là người Đột Quyết (Turk).

Cho quan lại và tướng lĩnh gốc gác là rợ Hồ được phép ăn mặc trang phục truyền thống, còn ban thưởng hậu hĩnh, những tướng và binh sĩ Đột Quyết trấn giữ biên giới phía Bắc còn được Hoàng đế ban cho họ Lý, phụ nữ cũng có nhiều quyền lực hơn và đóng vai trò quan trọng trong xã hội. Lý Thế Dân thậm chí còn thực hiện cắt máu ăn thề, kết nghĩa anh em với các thủ lĩnh người Đột Quyết, ban cho chức Vương. Cái chức Thiên tử là chưa đủ thỏa mãn, nên Lý Thế Dân tạo thêm một chức mới, “Thiên Khả Hãn”, trực tiếp xác nhận quyền thống trị của mình với thảo nguyên Phương Bắc.

LÝ THẾ DÂN TIẾP THU VĂN HÓA MAN DI

Hoàng tử Lý Thừa Càn, vốn được lập làm thái tử, không chỉ vì tư chất thông minh, mà còn (có lẽ) là vì ảnh là một tên cuồng Đột Quyết, cuồng đến độ nều như theo tiêu chuẩn ngày nay thì giống giống như mấy thành phần bị gọi là “w*bu”.

Tư Mã Quang có chép lại là:

“Y (Thừa Càn) gắng sức nhại lại giọng điệu, cách nói chuyện và ăn mặc của Đột Quyết. Y lại hay chọn ra trong đám tùy tùng những kẻ có dung mạo như Đột Quyết rồi gom lại thành nhóm 5 người, bắt họ tết bím tóc, mặc áo da, chăn nuôi cừu. Y cho người làm 5 cái hiệu kỳ đầu sói (vật tổ của Đột Quyết), xây lều rồi dựng yurt. Rồi thái tử chuyển sang sống luôn ở đấy, rồi tự mình bắt cừu, nấu chúng lên, rồi lấy dao thắt lưng chặt thịt đãi quan khách”

Nguồn: Hội những người thích tìm hiểu Lịch Sử

Rate this post

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here