Câu chuyện về chiếc tàu ngầm hợp bang (CSS) Hunley là câu chuyện về sự thông minh xuất chúng xuất hiện trong bối cảnh chiến tranh. Năm đó là năm , nước mỹ đang chìm đắm trong một cuộc nội chính khủng khiếp. Một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với chiến lược và sự sống còn của hợp bang miền nam là vùng bờ biển bị liên hợp bang miền Bắc phong tỏa. Bằng việc cắt đứt các nguồn tiếp tế quan trọng, quân miền bắc không chỉ hạn chế các loại hàng hóa côt yếu được chuyển vào miền nam, mà còn khiến cho sản lượng bông xuất khẩu của miền nam giảm sút đến 95%, khiến miền nam bị hạn chế khả năng đổi bông lấy vũ khí hàng hóa.
Tàu ngầm chạy bằng sức người
Thí nghiệm về các loại tàu lăn dưới nước đã được tiến hành từ thế kỷ 17, mặc dù chiến tàu ngầm quân sự đầu tiên trong lịch sử chở được một người , có hình dạng như bong bóng với tên goijn là Turtle ( con rùa) là do David Bushnell người mỹ thiết kế vào năm 1775. Sau đó, môt tàu ngầm thử nghiệm khác cũng xuất hiện ở châu mỹ và châu âu, nhưng chưa chiếc nào đám chiềm được tàu địch cả và đa số chúng điều bị chìm hoặc bị xếp xó vi chi phí duy trì quá lớn. Riêng Hunley là tham chiến.
Cuộc phong tỏa của miền Bắc đã tạo động lực cho nhóm người New Orleans giàu có xem xét lại các thiết kế tàu ngầm cũ. Vào năm 1862 và 1863, lận lượt xuất hiện hai mẫu thử nghiệm không mấy thành công – chiếc đầu tiên buộc phải đánh đắm, chiến thức 2 thi tự chìm. Thế nhưng Hunley đã được đưa vào chạy thử tháng 7 năm 1863 và đến tháng 8 nó đã được chuyển tới Charleston, thành phố đang chìm trong chiến tranh, cạn kiệt lương thực và hứng chịu bom đạn từ những chiếc tàu chiến miền bắc.
Hunley là một chiếc tàu lặn dài 12,2m có hình dáng không máy khác biệt so với tàu ngầm hiện đại. Tàu chứa tá thuyển viên: một lái tàu, bảy người quay chan vịt bằng tay. Các két nước dằn tàu ở phía trước và sau của tàu cũng được bơm tay, điều này khiến cho việc vận hàng rất vắt vả. Hai thấp chỉ huy thấp với các ô cửa sổ nhỏ tạo ra tầm nhìn hạn chế. Về mặt vũ khí, Hunley được trang bị một thủy lôi sào, đó là cái sào bằng sắt có móc gai dài 5,2m gắn với bình lớn bằng đồng chứa 41 đến 59kg thuốc nổ đen. Trên lý thuyết , chiếc tàu sẻ thả trôi thủy lôi sào đến tàu địch, cấm sào vào sườn tàu địch, sau đó chiếc hunley sẻ rút lui và kích nổ thủy lơi bằng một sợi dây.
Năm đầu tiền hunley tại Charleston không mấy khả quan. Vào 29/8 no đã chìm khi đang được kéo và vất vả lắm người ta mới trục vớt được nó lên. Hunley chìm lần nữa và lại phải được nâng lên lần thứ 2. Cuối cùng 17/2 1864 nó cũng lên đường thực hiện nhiệm vụ đầu tiên . Muc tiêu nó là chiếc tàu USS Housatonis, chiếc tàu đang được chiếc tàu đang được thả neo gần đảo Sullivan để đánh chặn những tàu nào muốn tìm cách chạy khơi vòng phong tỏa.
Cuộc tấn công đột phát.
Dười màn đêm bao phủ và khoảng 8h45p tối, hunley di chuyển ngay bên dưới mặt nước tiếp cận tàu địch. Nó bị phát hiện khi đang tiến đến gần các thủy thủ ở trên chiếc Housatonic bắn hàng loạt đạn súng trường, nhưng vô ích ( vị trí ở dưới mặt nước của hunley khiến cho con tàu của liên bang miền bắc không thể nào hạ nòng các khẩu pháo đủ thấp để có thể tấn công bằng hỏa lực mạnh hơn ). Khi tới gần mục tiêu, hunley đã thả quả thủy lôi đang được lắp trên sống tàu của mình và sào sắt nhọn đã găm thẳng vào housatonic. Các thuyên viên hunley khi đó đã quay đấu tàu lại rút lui trong lúc thả dài sợi dai kích nổ ra.
Khi Hunley cách housatonic khoảng 46m sợi dây căng lên và kích nổ thủy lôi.
Khi đạn trên tàu housatonic phát nổ sau đó đã tăng cường thêm sức phá hủy của quả thủy lôi khiến cho tàu Housatonic bị xé toạc và chìm nghỉm trong chưa đến 5p
Chiếc CSS hunley đã đi vào lịch sử với danh hiệu tàu ngầm đầu tiền đánh chim tàu địch trong lịch sử chiến tranh. Tuy vậy, cả con tàu và thủy thủ đoàn đã không quay về sau khi hoàn thành nhiệm vụ của minh. Không ai rõ tại sao no chìm. Có nhiều giả thuyết như thủng do lổ đạn bắn từ súng trường cá nhân hoặc là thân tàu nứt do vụ nổ kết hợp của thủy lôi và kho đạn trên tàu Housatonic. Du lý do có là gì, hunley cũng đại diên cho khơi đầu thô sơ của hệ thống vụ khí mà sau này sẻ trợ thành mối nguy hiểm lớn nhất đối với vận chuyển hàng hải trên thế giới.